Khái niệm về bệnh đau đầu.
I. Đau đầu do ngoại cảm (ngoại nhân)
Do điều kiện làm việc không tốt, ăn ở không vệ sinh gây nên như nằm trước gió, gặp phải nóng lạnh đột ngột, sinh hoạt làm việc trong môi trường điều hòa lâu, do phong tà, nhiễm phải sương lạnh, làm việc ngoài trời nắng nóng, do thử, lạnh, ở nơi ẩm thấp, làm việc ngâm mình dưới nước lâu, do thấp tà. Tóm lại cơ thể cảm phải lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) mà gây ra đau đầu.
Ngoài ra sách cổ còn nói tới một số bệnh đau đầu do cảm phải một số khí lạ truyền từ người này qua người khác, có tính chất truyền nhiễm tạo thành vùng dịch gọi là đau đầu do dịch lệ (bệnh dịch).
+ Đau đầu do nội thương: (nội nhân)
Do nguyên khí suy kém, huyết phận không đầy đủ, hoặc do đàm thấp ứ đọng, hoặc do thức ăn ứ trệ ở trung tiêu (tỳ vị) hoặc do thất tình (buồn, giận, lo nghĩ, vui mừng, sợ hãi, uất quá) hỏa khí uất lại không lưu thông ở can đởm gây ra đau đầu.
II. Đau đầu do ngoại cảm:(ngoại nhân)
1. Đau đầu do phong hàn:
+ Triệu chứng: Đau đầu, đau xuống gáy cổ, hay lấy khăn bịt đầu, sợ lạnh, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
+ Pháp điều trị: Bổ khí tán hàn.
+ Thành phần bài thuốc: Đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 10g, sài hồ 12g, thăng ma 8g, trần bì 6g, quy xuyên 12g, chích thảo 6g, sinh khương 12g, phụ tử 6g, tang diệp 10g, xuyên khung 12g, bạch chỉ 12g, khương hoạt 6-8g, tế tân 4-6g, phòng phong 8g, kinh giới 8-16g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần/ngày, uống khi thuốc còn ấm.
+ Châm cứu: Châm tả. Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Khúc trì, Phong trì, Phong phủ, Hợp cốc, Ngoại quan.
+ Nếu có kèm theo các triệu chứng khác, như ngạt mũi, chảy nước mũi châm thêm Quyền liêu, Nghinh hương, nếu ho châm thêm Thiên đột, Khí xá, Phế du, Liệt khuyết,
+ Nếu kèm theo đau bụng sợ lạnh cứu huyệt Tỳ du, Vị du,Quan nguyên, Khí hải.
2. Đau đầu do phong nhiệt.(còn gọi là đau do thứ phát)
- Triệu chứng: Đầu đau căng, nặng thì đau như búa bổ, sốt sợ gió, mặt và mắt đỏ, khát nước, tiểu tiện vàng, đại tiện bí, rêu vàng mỏng, mạch phù sác.
- Pháp trị: Sơ phong thanh nhiệt.
- Thành phần bài thuốc: Bạch linh 15g, hoàng cầm 8g, đương quy 15g, thạch cao 20g, sài hồ 15g, trần bì 8g, chích thảo 6g, đan bì 10g, chi tử 10g, bạc hà 10g, mạn kinh 15g, cúc hoa 15g, bạch chỉ 12g, xuyên khung 10g, đại hoàng 8g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần/ngày, uống lúc thuốc còn ấm.
+ Châm cứu: Châm tả Thái dương, Đầu duy ,Uỷ trung, Hợp cốc, Hành gian, Khúc trì.
3. Đau đầu do phong tà:
+ Triệu chứng: Người bệnh có biểu hiện sợ lạnh đau đầu, như bị bó lại, đau như dùi, kèm theo ngạt mũi, hoặc chảy nước mũi người nặng, hông bụng đầy, chán ăn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
+ Pháp trị: Sơ phong tán hàn.
+ Bài thuốc: tiểu sài thang gia giảm:
+ Thành phần bài thuốc:
Sài hồ 12g, Hoàng cầm 8g, Bán hạ 12g, Đẳng sâm 24g, Cam thảo 6g,
Sinh khương 6g, Đại táo 16g.
+ Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, uống 2-3 lần/ngày lúc thuốc còn ấm.
- Tác dụng: Đau đầu do phong hàn, đã truyền vào kinh thiếu dương kèm theo hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức không muốn ăn, tâm phiền hoặc buồn nôn không muốn ăn, tiểu tiện không thông.
+ Châm cứu: Châm tả. Bách hội, Thượng tinh. Thái dương, Phong trì, Phong phủ, Hợp cốc, Ngoại quan, Liệt khuyết.
4. Đau đầu do phong thấp tà:
+ Triệu chứng: Người bệnh có biểu hiện đầu, sợ gió, nồng ngực buồn bực, mệt mỏi đau nhiều khi thời tiết ẩm thấp, toàn thân nặng nề, đầy bụng ăn chậm tiêu, có thể rối loạn tiêu hóa, thiên về hàn, rêu lưỡi trắng trơn ớt Mạch phù hoãn. thiên về hàn, nếu rêu lưỡi vàng nhờn mạch nhu sác thiên về nhiệt.
+ Pháp trị: Khu phong hóa thấp.
+ Bài thuốc: Khương hoạt thấp thắng thang.
+ Thành phần bài thuốc: Khương hoạt 8g, Xuyên khung 8g, Độc hoạt 12g, Cảo bản 12g, Phòng phong 12g, Mạn kinh 12g, Cam thảo 4g.
+ Cách dùng. Sắc uống ngày 1 thang, uống 2-3 lần/ ngày lúc thuốc còn ấm.
+ Châm cứu: Châm tả. Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Khúc trì. Kết hợp châm bổ Tỳ du,Trung quản, Nội đình, Túc tam lý, Phong long.
5. Đau đầu do hàn tà:
+ Triệu chứng: Đau đầu có tính chất cấp tính sau nhiễm lạnh đau dữ dội buốt như xuyên xuống răng, chân tay lạnh, sợ lạnh thích uống nước ấm, ủ ấm, mới nhiễm mạch phù khẩn, nhiễm lâu mạch trầm trì.
+ Pháp trị: Phát tán phong hàn.
+ Bài thuốc: Khương hoạt bạch chỉ thang gia vị.
+ Thành phần bài thuốc: Khương hoạt 10g, Xuyên khung 8g, Bạc hà 8g, Bạch chỉ 10g, Phòng phong 10, Tế tân 4g, Cam thảo 6g, Kinh giới 16g.
+ Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. uống 2 -3 lần/ngày lúc thuốc còn ấm.
+ Châm cứu: Ôn châm hoặc cứu. Bách hội, Thương tinh, Thái dương, Phongtrì, Phong phủ, Hợp cốc, Ngoại qua.
+ Nếu có ngạt mũi, chảy nước mũi châm Quyền liêu, Nghinh hương,
+ Nếu kèm theo ho châm Khí xá, Thiên đột, Phế du, Liệt khuyết.
+ Nếu đau bụng sợ lạnh cứu Tỳ du, Vị du, Quan nguyên, Khí hải.
III. Đau đầu do nội thương:(Nội nhân)
Đau đầu do các tổn thương bên trong cơ thể như:
1. Đau đầu do đàm trọc uất kết:
+ Triệu chứng. Đau đầu hoa mắt chóng mặt, ngực bụng đầy tức có kèm theo ho,nôn ra đờm dãi, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt.(do tỳ hư kém ảnh hưởng tới công năng của tỳ, gây ra đàm thấp ứ đọng mà không sinh được huyết, đàm thấp gây trở ngại thăng giáng và trọc không giáng dẫn tới đau đầu).
+Pháp trị: Táo thấp hóa đàm:(ráo thấp và hết đờm).
+ Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang.
+ Thành phần bài thuốc: Bán hạ 8g, Sinh khương 8g, Thiên ma 8g, Tràn bì 8g, Mạn kinh 12g, Cam thảo 4g, Bạch truật12g, Phục linh 12g, Đại táo 12g.
+ Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần/ngày, uống thuốc lúc thuốc còn ấm.
+ Châm cứu: Châm tả. Bách hội, Toản trúc, Phong long, Liệt khuyết, thêm Nội quan, Phong trì, Ngoại quan, Trung quản.
2. Đau đầu do huyết hư:
- Triệu chứng: Thường do ốm đau lâu ngày, hoặc chính khí hư yếu, mất huyết quá nhiều, trung khí bất túc, thanh dương không thăng, dinh huyết hư suy không cung cấp lên não gây nên.
Người bệnh có triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, đau ê ẩm, mệt đau tăng, hồi hộp mất ngủ, tinh thần mệt mỏi, yếu sức, ăn uống kém.
+ Pháp trị: Bổ dưỡng khí huyết, dùng bài Bát trân thang gia giảm.
+Thành phần bài thuốc: Ngũ vị 8g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, mẫu lệ 12g, cam thảo 6g, đẳng sâm 16g, long nhãn 12g, xuyên khung 10g, tang ký sinh 16g, hà thủ ô 12g, bạch thược 12g, địa long 8g, màn kinh 12g, ngưu tất 12g, đương quy 12g, cúc hoa 12g, thục địa 20g, kỷ tử 12g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần/ngày, uống thuốc lúc còn ấm.
+ Châm cứu: Châm tả. Bách hội, Đầu duy, Khúc trì, Hợp cốc, Can du.
+ Châm bổ: Huyết hải, Cách du, Thái sung, Tam âm giao, Túc tam lý.
3. Đau đầu do can dương vượng:
+ Triệu chứng: Váng đầu, căng đau, tâm phiền dễ cáu gắt, ngủ không yên tâm hỏa bị nhiễu động, mặt đỏ, miệng khô rêu lưỡi vàng mỏng. (nếu âm hư) thường kèm theo huyết áp cao (nguyên nhân thường do can âm hư tổn can dương thượng cang gây đau đầu) có hiện tượng đau từng cơn nhấm nhói, đâu đầu vào lúc sáng sớm có kèm theo hiện tượng đầu nặng, chân nhẹ và hoa mắt, sợ sáng, rêu lưỡi vàng dầy mạch huyền sác.
Pháp trị: Bình can tiềm dương:
+ Thành phần bài thuốc: Thiên ma 8-12g, Câu đằng 12-16g, Thạch quyết minh 20-30g, Chi tử 8-12g, Hoàng cầm 8-12g, Ngưu tất 8-12g, Ich mẫu 12-16g, Tang ký sinh 20-30g, Dạ giao đằng 12-20g, Bạch linh 12-20g, Cúc hoa 12g, Kỷ tử 12g, Hạ khô thảo 12g,
+ Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần/ ngày, uống lúc thuốc còn ấm
+ Châm cứu: Châm tả. Can du, Hành gian, Phong trì, Giaỉ khê, phong long, Nội quan,Thái xung, Thái dương, Bách hội,
Châm bổ: Thận du, Quan nguyên, tam âm giao.
4. Đau đầu do huyễn vựng.(hư chứng)
+Triệu chứng: Bốc hỏa.mặt đỏ,đầu đau nhức nặng, hoa mắt cóng mặt, khi bị kích thích hoặc bị xúc phạm thì phát cơn đau dữ dội, kèm theo đau căng tức mạng sườn, kèm ngực tức bụng đầy, nôn mửa ra đờm, kèm theo đau lưng mỏi gối,( nam có thể di tinh mộng tinh) nữ (có thể khí hư bạch đới) rêu lưỡi trắng nhờn, nếu rêu trắng chuyển sang vàng là thấp đờm hóa nhiệt, mạch huyền hoạt.
+ Pháp trị: Kiện tỳ tiêu đờm.
+ Thành phần bài thuốc: Bán hạ 12g, bạch truật 8g, trần bì 8g, hậu phác 8g, thiên ma 8g, sinh khương 4g, mạn kinh 12g, cam thảo 4g, táo 4g, bạch linh 8g, tật lê 10g, bạch chỉ 15g, mộc hương 15g, xuyên khung 12g,
Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần/ngày, uống khi thuốc còn ấm.
+ Châm cứu: Cứu. Bách hội, Túc tam lý, Thái dương.
+ Châm bổ. Thận du, Quan nguyên, Tam âm giao, Can du. Đởm du,
5. Đau đầu do huyết ứ:
+ Triệu chứng: Đau liên miên không khỏi, điểm đau cố định một điểm, vị trí đau không di chuyển có lúc đau như dùi đâm, rêu lưỡi trắng mỏng kèm có điểm ứ huyết, mạch tế sáp.
+ Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ.
+ Bài thuốc. Đào nhân hóa can tiễn thang.
+ Thành phần bài thuốc: Đào nhân 12g, Xích thược 14g, Thanh bì 12g, Đan sâm 16g, Hồng hoa 12g, Đương qui 12g, Hương phụ 12g, Diên hồ sách 12g,
Xuyên khung 12g, Sinh địa 20g
+ Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần/ ngày, uống lúc thuốc còn ấm.
+ Châm cứu: Châm tả. phong trì, Bách hội, thượng tinh, suất cốc, Thái dương, Đầu duy, Hợp cốc, Phong phủ, Phong long, Nội quan.
6. Đau đầu do khí hư:
+ Triệu chứng: Đau đầu âm ỉ, liên miên, làm việc quá sức thì đau tăng, người mệt, ăn kém, thiểu khí, mạch tế vô lực. Người bệnh thường đau nhức đầu nhiều về buổi sáng hoặc khi mới ngủ dậy, buổi chiều nhẹ dần, có cảm giác long óc, tinh thần mỏi mệt, ăn kém, mạch hư.
+ Pháp điều trị: Bổ trung ích khí.
+ Thành phần bài thuốc: Hoàng kỳ 18g, nhân sâm 12g, bạch truật 16g, trần bì 10g, quy đầu 16g, bạch thược 16g, chích thảo 6g, thăng ma 8g, sài hồ 12g, màn kinh 10g, xuyên khung 10g, tế tân 6g, bạch chỉ 10g. Các vị trên sắc với 1.800ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml.
+ Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần/ ngày, uống thuốc lúc thuốc còn ấm.
+ Châm cứu: châm tả, Bách hội, Đầu duy, Khúc trì, Hợp cốc.
+ Châm bổ: Huyết hải, Cách du, Thái sung, Tam âm giao, Túc tam lý, Thận du, Quan nguyên, Khí hải, Can du, Đởm du.
Bác sỹ CKI.YHCT.Chu Hải Đăng.
Trưởng phòng chuyên môn