TRI MẪU

Tri mẫu có tên khoa học là Anemarrhena aspheloides Bunge, thuộc họ hành tỏi Alliaceae. Tri Mẫu là loại rễ phơi khô của cây Tri Mẫu, và có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng; chữa chứng sốt cao và ho có đờm…

Cây Tri Mẫu thường mọc tự nhiên chủ yếu là ở Trung Quốc, cho đến nay chưa được trồng ở nước ta. Tri Mẫu là 1 loại cây cỏ sống nhiều năm, thân khá dày và dẹt. Rễ của cây có màu đỏ, vàng và 1 phần của rễ được bao bọc bởi gốc lá. Phần lá cây Tri Mẫu có hình dáng dài và mọc tụ tập thành cụm dày. Gốc cây Tri mẫu có nhiều bẹ khá là to và mọc cụp vào nhau. Quanh gốc cây có nhiều lá mọc quanh và độ dài lên dao động từ 20 – 30cm. Cây Tri mẫu thường nở hoa vào tháng 7, tháng 8 và hoa mọc thành cụm ở giữa, có kích thước nhỏ và có màu trắng hoặc màu tía nhạt, hoa thường nở vào buổi chiều và có hương thơm. Đồng thời, quả Tri Mẫu có hình dạng cánh trứng và màu đen, quả có hình tam giác và bên trong chứa tới 1 đến 2 hạt.

Trong các bài thuốc thân rễ của cây Tri Mẫu sử dụng như một dược liệu quý. Thường vào tháng 3, tháng 4 hàng năm và người dân sẽ tiến hành thu hoạch thân rễ này. Sau đó đào lấy, thân rễ được rửa sạch sẽ và sau đó phơi, sấy khô. Trước khi sử dụng làm thuốc, cần phải trải qua quá trình sơ chế và thông thường dược liệu sẽ được tẩm nước muối, tẩm rượu nhạt rồi mới tiến hành sấy khô, đã sơ chế loại dược liệu này sẽ được bảo quản nơi khô ráo và tránh độ ẩm cao.

Theo y học hiện đại tác dụng của Tri Mẫu là giảm thân nhiệt, an thần và kháng khuẩn.

Theo y học cổ truyền tác dụng của Tri Mẫu là thanh nhiệt, tư thận, bổ thủy và nhuận phế.

Tri Mẫu có một số bài thuốc như: chữa viêm phổi, có mang động thai, chữa viêm đường tiết niệu mãn tính…

Kiêng kỵ dùng Tri Mẫu cho người tỳ hư, tiêu chảy và các chứng bệnh thuộc biểu chưa giải được.

Nguồn: Đông Tây y Trường Xuân